Thập chỉ đạo chữa băng huyết, khí hư, kinh nguyệt không đều (Phần 42)

BĂNG HUYẾT, KHÍ HƯ, KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU

Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo GT Thập Chỉ Đạo của LY Hoàng Duy Tân

BĂNG HUYẾT

Theo Đông y, việc quản lý huyết, có liên quan đến 3 tạng:

Can: ‘Can tàng huyết’. Tỳ: ‘ Tỳ nhiếp huyết”. Thận: ‘Thận tàng tinh, tinh sinh huyết’.

Hướng điều trị: Điều chỉnh kinh khí ở Ngũ Bội 2 (Tỳ), Ngũ Bội 4 (Can), và Ngũ Bội 5 Thận).

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

. Khai thông kinh lạc.

. Khóa Khô Khốc 3, chú trọng bấm Ngũ Bội 2, 4, 5 (ngón 4 nhiều hơn).

Băng huyết nhẹ: Khóa Khô Khốc 1 + bấm Giác khí, Hữu môn (để 2 ngón tay cái và ngón trỏ vào 2 huyệt trên, day nhẹ đều) . Không khóa Khô Khốc nữa, dùng 2 ngón tay cái đặt vào 2 huyệt, day tròn.

Băng huyết vừa: Khóa Khô Khốc 1 + bấm huyệt Mạch kinh.

Băng huyết nặng: Khóa Khô Khốc 1 + bấm huyệt Án dương.

Các huyệt Giác khí – Hữu môn, Mạch kinh và Án dương là những huyệt đặc hiệu để trị băng huyết, rong kinh. Tùy mức độ nặng nhẹ mà chọn huyệt cho thích hợp.

Ghi chú: Băng huyết là trạng thái cần cấp cứu ngay, vì chậm chút nào có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân phút đó, vì vậy phác đồ này có thể áp dụng cho rong kinh, rong huyết. Còn trong trường hợp băng huyết nếu đã bấm mà không thấy kết quả, cần cho bệnh nhân chuyển viện ngay để cấp cứu kịp thời.

HUYẾT TRẮNG – KHÍ HƯ

. Chứng trạng rõ nhất là chất dịch tiết ra từ âm đạo.

. Gặp trong nhiều bệnh viêm nhiễm ở âm đạo, nhiễm trùng, nấm…

Nếu có thể, nên kết hợp dùng thuốc ngâm rửa tại chỗ sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Bệnh có quan hệ với đường kinh Ngũ Bội 1 (theo đường vận hành) và Ngũ Bội 4,5 (theo lý luận Đông y).

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

. Khai thông

. Khóa Khô Khốc 3, bấm Ngũ Bội 4, 5 (khai thông kinh khí).

. Thêm huyệt Giác khí, Hữu môn (móc gân Achile + xoay tròn, vuốt đẩy ngược lên) (huyệt đặc hiệu).

KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU

Kinh nguyệt đến không đúng chu kỳ. Phụ nữ mãn kinh đa số ở khoảng 48 -49. Trước mãn kinh cũng có trường hợp kinh ra trước, sau không nhất định.

Dùng huyệt Án tọa và Mạch kinh là 2 huyệt đặc hiệu để trị kinh nguyệt không đều (do bất kể nguyên nhân nào).

Nếu không tìm đúng nguyên nhân, việc điều trị sẽ ít có hiệu quả. Vì vậy, cần phối hợp với biện chứng y lý để tìm ra phương điều trị cho thích hợp.

Đông y tập trung vào Can và Thận, vì vậy, cần chú . đến đường kinh Ngũ Bội 4 và 5.

Phác đồ điều trị của Thập chỉ đạo

. Khai thông

. Khóa Khô Khốc 3, bấm Ngũ Bội 4, 5 (khai thông kinh khí).

. Thêm Án tọa, Mạch kinh (Day nhẹ + đẩy lên) (huyệt đặc hiệu).

GIÁC KHÍ – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Đỉnh trong mắt cá chân lên 1,5 thốn (2 khoát), hơi chếch vào sát bờ trong xương chầy (đối diện với huyệt Hữu môn ở mặt ngoài cẳng chân).

– TD : Trị huyết trắng (đái hạ),

Sa tử cung.

Trong điều trị băng huyết:

Băng huyết nhẹ: Dùng huyệt Ø Giác khí, Hữu môn.

Băng huyết vừa: Dùng huyệt Mạch kinh. Ø

Băng huyết nặng: Dùng huyệt Án dương. Ø

– CB : . Trị đái hạ : 2 ngón tay cái để vào huyệt Giác khí và Hữu môn cùng lúc xoay tròn – vuốt đẩy ngược lên, kết hợp với móc gân Achille.

Bệnh nhẹ : 5-7 lần.

Bệnh nặng : 10 lần.

Nếu đái hạ do nấm gây nên (chất đái hạ đục, ngứa…), thêm huyệt Khu phong (để trừ thấp nhiệt).

Trị sa tử cung:

1- Bàn tay trái thày thuốc đỡ lấy gót chân bên phải của người bệnh, khoá Ngũ Bội 4 + Xoay tròn – Vuốt ngược gân Achille từ dưới lên.

2- Hai ngón tay cái để vào huyệt Giác khí và Hữu môn cùng lúc xoay tròn khoảng 1 phút. Sau đó, dùng cả 5 ngón ta y đặt vào Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo 5 Ngũ Bội chân, tuy nhiên, chỉ dùng ngón tay trỏ day Ngũ Bội 4 mà thôi (các ngón khác chỉ đè vào, không bấm). Sau cùng, dùng 2 ngón tay cái để vào 2 bên gân Achille, khóa (đè chặt một

bên) bên kia sẽ vuốt ngước từ dưới gót lên trên một khoảng chừng 3 khoát tay. Làm ngược lại, khóa bên gân Achille bên này, vuốt phía bên kia…

– GC : + Thường phối hợp với huyệt Hữu môn. + Không bấm khi có thai, đang hành kinh, hoặc vừa sạch kinh hoặc mới sinh dưới 3 tháng.

HỮU MÔN – Vị trí huyệt trong Thập chỉ đạo : Đỉnh mắt cá chân ngoài lên 1,5 thốn (2 khoát), tại bờ trước ngoài đầu dưới xương mác, hơi chếch vào sát bờ trong xương mác (đối diện với huyệt Giác khí ở mặt trong cẳng chân).

MẠCH KINH – VT : Đỉnh mắt cá chân trong lên 1,5 thốn (2 khoát), ngay trên xương chầy, chânTrái.

– CB : Day + Đẩy lên.

. Trị kinh nguyệt không đều: Khóa Khô khốc 3 + huyệt Mạch kinh (day tròn và day đẩy lên ).

. Trị băng huyết: Khóa Khô khốc 3 + Mạch kinh (day đẩy lên ).

ÁN DƯƠNG – VT : Đỉnh mắt cá chân ngoài lên 3 thốn (4 khoát), lùi ra phía sau 1 khoát, trong khe của cơ mác ngắn và cơ dép.

– TD : Trị rong huyết, rong kinh, băng huyết nhiều.

– CB : Day nhẹ.

– GC : Chỉ nên kích thích ở chân bên Phải. Trị băng huyết nhiều, ấn vào và hơi đẩy lên một ít.

ÁN TỌA

– VT : Đỉnh trên – trước mắt cá chân ngoài lên 2 khoát, ấn vào thấy ê tức.

– CB : Bấm – day. Trị kinh nguyệt không đều : Day nhẹ + đẩy lên.

KHÓA KHÔ KHỐC – VT : Có 3 vị trí khóa Khô khốc : Nếu coi mắt cá chân là 1 hình vuông có 2 cạnh đối song song với mặt đất thì xác định 3 huyệt khóa Khô khốc như sau :

. Khô khốc 1 : Ở góc dưới – sau mắt cá chân (thẳng đỉnh mắt cá chân xuống).

. Khô khốc 2 : Ở góc dưới – trước mắt cá chân, chỗ lõm thẳng với khe ngón chân 4 – 5.

. Khô khốc 3 : Tại góc trên – trước mắt cá chân, chỗ lõm ngang lằn nếp cổ chân.

15.09.2015
Просмотров (938)


Зарегистрированный
Анонимно