Группы страниц  Страницы
Bộ huyệt thường dùng
18 Сентября 2015
 
 
001 Á Môn
002 Án cốt
003 Án dư
004 Án Dương
005 Ấn khô
006 Án khôi
007 An Lam
008 Ấn suốt
009 Án tinh
010 Ấn tinh
011 Án tọa
012 Bạch lâm
013 Bí huyền
014 Cao thống
015 Chí cao
016 Chí đắc
017 Chí ngư
018 Chí thế
019 Chí tôn
020 Chu cốt
021 Chú thế
022 Cô thế
023 Cốt cương
024 Cung khôn
025 Đắc chung
026 Đắc quan
027 Dĩ mạch
028 Định tử
029 Đô kinh
030 Đoạt Thế
031 Đối Nhân
032 Dương Hữu
033 Dương Hữu 2
034 Gân Achile
035 Giác Khí
036 Giác Quan
037 Hoàng Ngưu
038 Hồi SinhThân Thể
039 Hữu Môn
040 Huyền Nhu
041 Khắc Thế
042 Khiên Lâu
043 Khiên Thế
044 Khô Giáo
045 Khô Khốc Giữa
046 Khu Phong
047 Tả Nhu
048 Tam Tuyền
049 Khô Lạc 1

050 Khô Lạc 2
051 Khô Lân
052 Khô Lư
053 Khô Lưu
054 Khô Minh
055 Khô Ngân
056 Khô Ngu
057 Khô Thốn
058 Khô Thống 
059 Khóa Hổ Khẩu
060 Khóa Khô Khốc
061 Khoeo
062 Khô Lâu
063 Khô Thế 
064 Khô Thế 2 
065 Khu Chè
066 Khư Hợp
067 Khư Nai
068 Khư Thế
069 Khu Trung
070 Khư Trung
071 Khúc Kỳ
072 Khu Côn
073 Khương Thế
074 Kim Nhũ
075 Kim Ô
076 Kim Quy
077 Lâm Quang
078 Lưỡng Tuyền
079 Mạch Kinh
080 Mạch Lạc
081 Mạch Tiết
082 Mạnh Án
083 Mạnh Chung
084 Mạnh Cong
085 Mạnh Đăng
086 Mạnh Đới
087 Mạnh Không 
088 Mạnh Lực
089 Mạnh Nhĩ
090 Mạnh Qua
091 Mạnh Thế
092 Mạnh Túc
093 Mạnh Tuế
094 Móc Achile
095 Mộc Đoán
096 Mộng Lâm
097 Mười Hai Huyệt Cơ Bản
098 Ngũ Đoán
099 Ngũ Bội Chân

100 Ngũ Bội Tay
101 Ngư Hàn
102 Ngũ Kinh
103 Ngũ Thốn 1
104 Ngụ Thốn 2
105 Ngưu Tuyền
106 Nhâm Tuế
107 Nhân Tam
108 Nhật Bách 
109 Nhất Thốn
110 Nhị Môn
111 Nhị Tuế
112 Ô Mạc
113 Tả Hậu Môn
114 Tả Nhủ
115 Tả Trạch Dưới
116 Tả Trạch Trên
117 Tam Giác
118 Tam Huyền
119 Tam Kha
120 Tam Phi
121 Tam Tinh Chân
122 Tam Tinh Tay
123 Tam Tuyền
124 Tân Khương
125 Thái Lâu
126 Thế Dư
127 Thiên Lâu
128 Thổ Quang
129 Thốn Chung
130 Thốn Ô 1
131 Thốn Ô 2
132 Thủ Mạnh
133 Thu Ô
134 Tinh Ngheo
135 Tố Ngư
136 Trạch Đoán
137 Trụ Cột Hối Sinh
138 Trụ Cột
139 Trung Nhĩ
140 Tư Thế 1
141 Tư Thế 2
142 Túc Kinh
143 Túc Lý
144 Túc Mô
145 Tuyết Ngư
146 Ung Hương
147 Ung Môn
148 Vị Thốn
149 Vị Trường Điểm
150 Vũ Hải
 151 Xích Tốn
152 Xích Tuế
Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Thập Chỉ Đạo
Bấm huyệt thập chỉ đạo
18 Сентября 2015

Sinh năm 1917, theo cách tính tuổi truyền thống, năm nay Lương y Huỳnh Thị Lịch đã 87 tuổi. Hành nghề từ thời chế độ Sài Gòn cũ đến nay, không ít lần vì sự đố kỵ của một số người theo tây y, sự áp đặt của cơ chế, sự cạnh tranh ác ý của một số cá nhân và cơ sở điều trị khác, bà đã không được yên ổn hành nghề, thậm chí đã phải phiêu bạt khắp nơi. Nhưng ý chí sống cống hiến của bà không tắt, dòng chảy Thập chỉ đạo không hề vơi cạn. Chỉ, theo một nghĩa của tiếng Hán, nghĩa là ngón tay, ngón chân. Mười đường kinh đi từ 10 đầu ngón tay, ngón chân là cơ sở cốt lõi của phương pháp Thập chỉ đạo. Để góp phần hoá giải những băn khoăn, vén bức màn tưởng chừng huyền bí quanh việc chữa bệnh từ xưa đến nay của bà, xin mời bạn đọc dõi theo phần nói về những bí quyết của phương pháp Thập chỉ đạo này.

Theo bác sĩ Hồ Kiên, cho tới nay, chưa tìm được tài liệu nào chính thức xác nhận cơ sở lý luận của nó. Khoảng năm 1973, một học trò của bà Lịch là tu sĩ Hoàng Tam khi đó còn sống đã cố gắng giúp bà Lịch đúc kết từng kinh nghiệm chữa bệnh của bà và phác họa ra mười đường kinh của phương pháp Thập chỉ đạo. Anh làm việc đó với sự trực tiếp tham gia ý kiến của bà và được ghi lại trong tài liệu chép tay. Ngay lúc đó, anh Tam cũng đã nghĩ rằng việc bấm huyệt nhẹ nhàng theo tần số nhất định, sẽ tạo ra những xung động hưng phấn đối với các dây thần kinh, các Synac thần kinh sẽ có thể hoạt hoá trở lại nhờ ở sự kích thích tiết ra các chất hoá học trung gian dẫn truyền xung động các Synac đó. Theo bà Lịch và anh Tam, 10 đường kinh đi từ đầu 10 ngón tay, ngón chân gọi là 10 đường kinh của Tam Tinh (mặt, bụng, ngón) và Ngũ Bội (mặt lưng, có móng của ngón tay, chân).

I. Ngũ bội, tam tinh tay:

- Ngón 1 (cái): Từ đầu ngón theo động mạch quay lên khuỷu tay nách, từ nách chia làm hai nhánh: nhánh thanh quản, vùng mặt và nhánh xuống vùng ngực.

- Ngón 2 (trỏ): Từ ngón trỏ lên cổ tay, ra mặt ngoài cánh tay, lên hố xương đòn và cổ.

- Ngón 3 (giữa): Từ ngón giữa, mặt ngoài cánh tay, qua nách vào ngực, hướng vào tim.

- Ngón 4 (nhẫn): Từ ngón áp út dọc giữa cẳng tay, qua khuỷu tay lên vai, cổ, mặt và não bộ.

- Ngón 5 (út): Từ ngón út dọc cánh tay vòng qua sau vai, thẳng lên gáy, dọc qua tay lên đầu.

II. Ngũ bội, tam tinh chân:

- Ngón 1 (cái): Từ ngón cái tới trước mắt cá trong, lên đùi, bộ phận sinh dục, lên vùng ngực, qua miệng, mũi, mắt.

- Ngón 2 (trỏ): Từ ngón 2 đi dọc bàn chân, lên đầu gối cạnh sườn, cột sống lưng, chia làm hai nhánh: Một nhánh vào háng, bộ phận sinh dục, phân bố ở bụng, lên cổ, mép miệng, xương gò má, mũi và vùng ở trước tai. Một nhánh từ háng sang chân bên kia.

- Ngón 3 (giữa): Từ ngón giữa tới mu bàn chân, đầu gối, đùi, bụng, lên ngực, qua hoành cách mô, hướng về tim.

- Ngón 4 (áp út): Từ ngón áp út tới mắt cá ngoài, đầu gối, háng, qua mặt tiếp đùi, qua xương cùng, lên cạnh sườn, vùng vú nách, lên tai, trán, đỉnh đầu, xuống hàm lại lên má cạnh mũi, tới đây có một nhánh về đôi mắt.

- Ngón 5 (út): Từ ngón út tới mắt cá ngoài lên đầu gối, qua phần ngoài cẳng chân, lên mông, dọc cột sống, chia thành 2 nhánh: nhánh vào lưỡi và nhánh lên đỉnh đầu, qua mặt, mũi, gò má mắt.

Căn cứ theo đường kinh này, có thể giúp chúng ta ghi nhớ được một số công năng của các huyệt tam tinh, ngũ bội, biết những vùng đường kinh đi qua và chữa được bệnh gì. Vạch ra các đường kinh này, các tác giả đã dựa vào hiện tượng giật cơ, thường được gọi là các ven lên hay hướng tê tức. Những đường kinh này chưa được hoàn chỉnh chặt chẽ, tương tự như một cung phản xạ của thần kinh, hoặc sự khép kín thành một vòng tuần hoàn trong 14 đường kinh châm cứu, nhưng không thể vội vàng bác bỏ mà phải bình tĩnh học hỏi và suy xét thêm. Thập chỉ đạo không sử dụng các huyệt châm cứu thông thường. Dùng kiến thức tây y thuần tuý cũng khó giải thích nhiều trường hợp điều trị của Thập chỉ đạo, như điều trị chứng suyễn, cao huyết áp, mất ngủ... Nhưng thực tế điều trị nhiều năm, nhiều bệnh nhân và hiệu quả cao cộng với đặc điểm truyền nghề của y học truyền thống khiến chúng ta phải thừa kế trân trọng đối với những thói quen, nguyên tắc và quy trình của Lương y Huỳnh Thị Lịch.

Về mặt chẩn đoán, khi tiếp xúc và khám bệnh cho bệnh nhân, bà quan tâm trước tiên tới chứng bệnh mà bệnh nhân cảm thấy như động kinh, nhức đầu, câm, điếc, suyễn, bại liệt... Bà không chẩn đoán các hội chứng thần kinh kiểu y học hiện đại, như Tabét, Páckinsơn, liệt rung... Tiếp theo, bà bắt mạch và nhiều khi sau bắt mạch, bà ngẫm nghĩ và nói về bệnh của bệnh nhân nhưng không theo quy tắc của chẩn mạch đông y (phù, trầm, trì, sát ở vị trí Xích, Quan, Thốn...). Bà bắt mạch với hai tác dụng: Một là, căn cứ vào trạng thái của mạch như nhanh chậm, trương lực của mạch, dáng đi của sóng mạch... kết hợp với nhận xét trạng thái bên ngoài của sức khoẻ bệnh nhân như niêm mạc mắt, rêu lưỡi, màu da, vết quầng mắt... Nghĩa là cùng thực hiện vọng, văn, vấn, thiết của đông y ở mức độ nào đó để đánh giá thể trạng bệnh nhân, từ đó quyết định: nếu yếu hoặc bệnh không quen chữa thì không nhận trị, nếu mạch khoẻ, bấm không sợ ngất xỉu, bà sẽ nhận chữa. Hai là, khi bấm huyệt, vừa bấm vừa theo dõi mạch xem tác dụng của bấm có chuyển biến sắc mặt không, từ đó điều chỉnh cường độ và trường độ bấm huyệt.

Sự độc đáo trong cách chẩn đoán của bà là nhận xét rất tinh vi tỉ mỉ, có khi đến bất ngờ, về những dị dạng thay đổi vị trí của hệ tĩnh mạch đến độ căng chùng của các gân cơ mà bà gọi chung là ven. Tây y thường chỉ để ý đếm tần số mạch nhanh chậm hoặc sắc mạch, có đôi khi để ý đến tình trạng của hệ tĩnh mạch. Đông y có dựa vào tĩnh mạch ở ngón tay để chẩn đoán bệnh trẻ con (chỉ văn), nhưng cũng không sử dụng rộng rãi như bà Lịch.

Dựa vào vị trí di lệch của ven (so sánh hai bên và so sánh với người lành, nhất là những tĩnh mạch lớn), các hình dạng của tĩnh mạch nhỏ (như hình móc câu, hình giun, hình sóng), tình trạng dẫn tĩnh mạch do ứ đọng máu... để suy ra vùng tổn thương ở chỗ bà không nhìn thấy. Bệnh nhân không cởi quần áo, nhưng nhiều khi bà gọi đúng vị trí nơi tổn thương, tình trạng không cân đối của các nhóm cơ. Tình trạng căng cứng của các gân cơ là những căn cứ để chẩn đoán và theo dõi kết quả của bà ngay sau lúc bấm huyệt hay sau một liệu trình điều trị có kết hợp với tình trạng phát triển của các cơ liệt bị teo, cũng như mức độ phục hồi của chức năng vận động để đánh giá. Khi khám bệnh, bà thường chỉ cho học viên và reo lên: Đấy, đấy, ven nó lên rồi đấy. Hoặc: Hai ven này đè lên nhau, bao giờ nó tách ra thì bệnh khỏi. Tình trạng máu bị ứ lại làm tĩnh mạch phồng lên, co bóp và giật được bà gọi là ven lên và xẹp đi sau khi bấm huyệt làm chuyển động các cơ teo liệt, do đó máu bị dồn đi là dấu hiệu quan trọng để đánh giá kết quả và tiên lượng khả năng chữa khỏi bệnh.

Về phương pháp chữa bệnh, bà Lịch có nhiều nét độc đáo.

Sau khi chẩn đoán bệnh, bà thường có 2 thái độ xử lý: Nếu đó là chứng bệnh đã quen thuộc (cao huyết áp, suyễn, bướu cổ...), bà bấm huyệt ngay theo phác đồ đã thành quy trình nhất định. Nếu là bệnh ít gặp, hơi khó, bà suy nghĩ rồi đi đến kế hoạch phối huyệt để chữa bệnh. Bà chủ yếu dựa vào lý luận dẫn máu, dồn máu xuống, đưa máu lên. Rồi dùng thủ thuật bấm huyệt day, xoa, nắn cho khối cơ di chuyển để dẫn máu xuống chỗ trũng, làm giảm máu chỗ lồi, chỗ sưng cứng. Nét độc đáo ở chỗ bà bấm từ đầu ngón chân, ngón tay cho các cơ di chuyển, co giật nhằm mục đích đẩy máu, không đơn thuần dựa vào day bấm xoa bóp tại chỗ đau. Đây là một điều khó, nhưng có hiệu quả tốt. Đôi khi, bà dùng thước dây đo lại vùng cương tụ máu ở chi khi bấm huyệt dẫn máu thoát đi để xác định lại kích thước.

Trước khi bấm huyệt chính thức, nguyên tắc bắt buộc đối với y sinh Thập chỉ đạo là phải khai thông huyệt đạo cho bệnh nhân. Khai thông huyệt đạo nhiều hay ít là do sức khoẻ bệnh nhân. Về thực chất, đó là sự khởi động cho các cơ tê liệt ở mức độ nặng nhẹ khác nhau, được chuẩn bị để đi vào chịu sự bấm huyệt mạnh hơn, tránh bấm mạnh đột ngột gây nên phản xạ đột biến co cứng cơ, đau đớn bệnh nhân, làm tổn thương thêm các cơ bị liệt. Khai thông huyệt đạo vừa mức và được điều chỉnh bằng bắt mạch để dò biết tình trạng cơ thể có sẵn sàng đáp ứng phản xạ hay không. Bà thường dặn dò: Nếu tăng xông thấp phải đưa lên, nếu tăng xông cao phải đưa xuống cho vừa mới bấm huyệt chính, không thế là bệnh nhân xỉu liền.

Khi bấm huyệt, tay y sinh bao giờ cũng ở tư thế khoá huyệt đối với bệnh nhân. Đây là một nét rất độc đáo của môn này. Có 4 loại khoá chính: khoá hổ khẩu ở cổ tay, khoá khô khốc ở cổ chân, khoá cơ bản ở ngón tay, khoá bí huyền ở đầu gối. Khoá có tác dụng thứ nhất là hãm phanh, chỉ cho các cơ co giật vừa phải với thể lực bệnh nhân, tác dụng thứ hai là giúp kích thích phản xạ như thể những ngón tay bấm nốt đàn, còn tay bấm huyệt như tay gẩy dây đàn.

Nét độc đáo của Thập chỉ đạo còn ở tính nguyên tắc về việc sử dụng các huyệt hồi sinh. Có rất nhiều huyệt được gọi là huyệt hồi sinh, chính là những huyệt trợ sức, tăng cường sức chịu đựng và có tác dụng cấp cứu tốt khi có rối loạn huyết động học. Những huyệt hồi sinh bắt nguồn từ những huyệt dưỡng sinh của người thầy Ấn Độ đã dạy bà trước đây. Đôi khi, người bệnh yếu quá, bấm huyệt hồi sinh không đủ, chuyển sang bấm huyệt chính, bà thường sử dụng một thủ pháp độc đáo khác mà gọi là biến điện. Biến điện là một thủ pháp dùng ngón cái bấm hoặc day đi trên một số huyệt vị nhất định trong một thời gian nhất định, với tâm niệm hết sức tập trung - Hãy truyền cho người bệnh sinh lực của mình, hãy cứu họ! Bà gọi là vận nội công. Sau khi làm thế, quả thật mạch đập của bệnh nhân có khá hơn. Y sinh chỉ được phép sử dụng thủ pháp biến điện khi thấy mình thực sự khoẻ mạnh. Chỉ với những động tác bấm rất nhẹ nhàng, như múa, các cơ tê liệt giật rất nhẹ, nhưng bệnh nhân đã ra mồ hôi hoặc nóng bừng, mặt đỏ như vừa qua một vận động quá tải. Sự nhẹ nhàng ấy đòi hỏi y sinh phải điêu luyện về thủ pháp day bấm. Bà kể: Tôi phải học 12 năm cách bấm đó. Cốt bấm trúng huyệt, không dùng sức mạnh làm đau bệnh nhân. Phải bấm đúng như bấm nốt đàn, bấm mạnh mà sai thì vô ích.

Không hề giấu nghề, Lương y Huỳnh Thị Lịch luôn mong có những học trò tâm huyết để học hỏi, thừa kế phương pháp Thập chỉ đạo này để trị bệnh cứu người. Bà có 4 yêu cầu chủ yếu đối với các y sinh:

1. Thương yêu vô hạn đối với bệnh nhân, đặc biệt là đối với trẻ em và những người tật nguyền, khốn khổ.
2. Say sưa tìm tòi trong nghề nghiệp.
3. Giữ cho mình một tâm hồn, đạo đức trong sạch, một sức khoẻ tốt, không làm tiền bệnh nhân.
4. Chú ý rèn luyện những ngón tay bấm huyệt, không phải bằng sức mạnh ngón tay mà với tất cả nội khí của toàn thân mình...

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Thập Chỉ Đạo
HỆ THỐNG KINH LẠC
18 Сентября 2015

CẤU TRÚC CỦA 10 ĐƯỜNG KINH LẠC THẬP CHỈ ĐẠO

Tên gọi:

Các đường kinh ở mặt trên bàn tay, chân được gọi là các đường Ngũ Bội, đồng thời được đánh số theo từng ngón tay, bắt đầu từ ngón tay cái, và vì thế chúng ta có:

Ngũ bội 1 (NB1): ngón tay cái (ngón 1)

Ngũ bội 2 (NB2): ngón tay trỏ (ngón 2)

Ngũ bội  3 (NB3): ngón tay giữa (ngón 3)

Ngũ bội 4 (NB4): ngón tay áp út (ngón 4)

Ngũ bội 5 (NB5): ngón tay út (ngón 5)

Các ngón chân cũng theo cách sắp xếp như trên.

Và được gọi là Ngũ bội 1 Tay (NBT 1), Ngũ bội 2 Tay (NBT 2), Ngũ bội 1 Chân (NBC 1), Ngũ bội 2 Chân (NBC 2)….

NGU BOI - BAM HUYET THAP CHI DAO

Các đường kinh ở mặt trong lòng bàn tay, bàn chân được gọi là các dương Tam Tinh và cũng được đánh số theo thứ tự bắt đầu từ ngón tay hoặc chân cái (ngón 1) và có tên gọi là Tam Tinh 1 tay, Tam tinh 2 Tay, Tam tinh 1 Chân, Tam tinh 2 Chân…

Hướng vận hành:

Tất cả các đường Ngũ bội, Tam tinh đều xuất phát từ đỉnh (đầu) của các ngón tay và ngón chân. Chiều vận hành duy nhất cho tất cả các đường kinh là chiều ‘Hướng tâm’ tức từ ngoài các ngón tay, ngón chân đi vào trong ngực, đầu…

Tác dụng

Các đường kinh Ngũ bội cách chung ở mặt ngoài (phần trên) thuộc về dương, mang đặc tính Dương là hưng phấn , kích thích, vì vậy thường được dùng trong các trường hợp liệt, yếu.

Ví Dụ: Nguời bệnh bị liệt yếu cánh tay, thẳng ngón tay cái(ngón 1) lên, khi chữa, có thể kích thích Ngũ bội 1 hoặc Khóa Ngón và Bấm theo đường kinh Ngũ bội 1 Tay…

Các đường kinh Tam tinh, nằm ở mặt trong , thuộc về phần âm, mang đặc tính ức chế, vì vậy thường được dùng trong những trường hợp bệnh chứng đang trong trang thái hưng phấn, co cứng…

Ví dụ: Người bệnh bị liệt cánh tay thể co cưng, khó duỗi (thể hưng phấn), khi chữa trị, nên bấm kích thích nhiều ở Tam tinh để tay được mềm ra…

10 ngón tay chân và tạng phủ

Mỗi ngón tay chân tương ứng với 1 cơ quan tang phủ bênh trong và được sắp xếp như sau:

Duong kinh tang phu tuong ung - thap chi dao

Để cho dễ nhớ, có thể dùng ngón út làm chuẩn, ngón út tương ứng với Thận, dùng ngũ hành tương sinh sẽ tính ra được các đường kinh, tạng phủ liên hệ với các ngón còn lại.

Theo ngũ hành tương sinh:

Ngu Hanh Tuong Sinh - Thap Chi Dao

 

Cách sắp xếp này rất giống với cấu trúc sắp xếp 10 ngón tay của tiến sĩ John Hard (đại học Standford – Mỹ)

 

Co Quan Tang Phu - Thap Chi Dao

 

Như vậy, về cơ bản, cấu trúc sắp xếp 10 đường kinh của bà Lịch (Việt Nam) có nét rất giống với phương Tây và Mỹ.

 

Ban Tay Va Tang Phu - Thap Chi Dao

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Thập Chỉ Đạo
TÁC DỤNG CỦA BẤM HUYỆT
18 Сентября 2015

Tác dụng của bấm huyệt

Theo YHHĐ: Huyệt là những điểm mà kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy ở đó tập trung nhiều mạch máu và đặt biệt là nhiều dây, nhánh và thụ cảm thần kinh. Hệ thống thần kinh – thể dịch của cơ thể tiếp nhận nhựng kích thích, đồng thời huy động toàn cơ thể đáp ứng lại các kích thích bằng 3 loại phản xạ: Tại chỗ, tiết đoạn và Toàn thân. Khi bấm huyệt, các đáp ứng của cơ thể dưới sự điều khiển của hệ thống thần kinh – thể dịch điều nhằm nâng cao khả năng tự bảo vệ, điều hòa các rối loạn bệnh lý.

Theo Đông y

Đông y cho rằng Tạng phủ, Kinh lạc là cơ sở cho hệ thống hoạt động của cơ thể con người, nhất là hệ thống kinh lạc. Hệ kinh lạc là hệ thống các đường ngang, dọc, phân bố chằng chịt khắp cơ thể, bênh trong vào đến tạng phủ, bênh ngoài ra đến cơ, da.

Nhờ có hệ kinh lạc, khí huyết được tuần hoàn để nuôi dưỡng tạng phủ và các bộ phận khác của cơ thể, điều hòa dưỡng âm, làm cho cơ thể trở thành một khối thống nhất, thích ứng với thiên nhiên, chống lại các quá trình phát sinh, phát triển của bệnh tật.

Khi cơ thể bị suy giảm khả năng tự bảo vệ do chính những rối loạn bệnh lý từ bênh trong cơ thể hoặc do các tác nhân gây bệnh từ bênh ngoài. Lúc đó, sự tuần hoàn của khí huyết trong kinh lạc bị ngăn trở dẫn đến các rối loạn hoạt động của các tạng phủ, mất thăng bằng âm dương, rối loạn sinh lý của cơ thể.

Một cơ quan, tạng phủ bênh trong, khi có sự thay đổi khác thường thì các mạch máu chi phối nội tạng đó sẽ căng lên, biểu hiện lên ở phần da có quan hệ với nội tạng đó và nếu ấn vào đó sẽ thấy đau, đó là hiện tượng phản xạ của nội tạng lên mặt da (gọi tắt là phản xạ Nội tạng – da). Đối với các nhà nghiên cứu, chỗ phản xạ của nội tạng lên mặt da, đó là các điểm ‘dễ dẫn’. Các điểm này, về vị trí, rất giống các huyệt đạo trong châm cứu. Ngược lại, khi tác động lên một số vùng da, những tác động đó có thể dẫn truyền và tạo phản ứng kích thích đối với cơ quan, tạng phủ tương ứng bên trong, hiện tượng này được gọi là phản xạ ‘ Da – Nội tạng ‘. Nhờ những phản xạ này, thầy thuốc có thể phát hiện và thông qua sự kích thích thích hợp, có thể điều chỉnh được những rối loạn bệnh lý tương ứng.

Điều trị bằng bấm huyệt, qua những tác động hợp lý trực tiếp vào huyệt, giúp cho cơ thể làm lưu thông hệ kinh lạc, lập lại sự tuần hoàn của khính huyết, điều hòa các rối loạn chức năng của tạng phủ, phục hồi trạng thái mất quân bình sinh lý, con người sẽ khỏe mạnh.

Để nghiên cứu sâu hơn về huyệt đạo, gần đây, các nhà khoa học đã sữ dụng một thiết bị được gọi là ‘Máy ghi lại nhiệt độ cơ thể’ thiết bị này có thể ghi lại một cách kỹ càng sự thay đổi nhiệt độ trên mặt da, qua đó có thể xác định tác dụng của liệu pháp huyệt đạo.

Dùng máy hình ghi lại nhiệt độ cơ thể để quan sát, có thể thấy nhiệt độ ở những vị trí mà từ xưa đến nay gọi là huyệt vị, thường ở trạng thái tương đối cao. Đó là tình hình ở những người khỏe mạnh. Người có nội tạng khác thường, sự chênh lệch nhiệt độ ở những vị trí này không rõ ràng lắm. Khi châm cứu hoặc bấm vào huyết vị, nhiệt độ ở mặt da lập tức tăng lên, điều này chứng tỏ sự căng của thần kinh giao cảm bị kiềm chế.

Tác dụng của bấm huyệt đối với các cơ quan trong cơ thể có thể tóm tắt như sau:

1 – Đối với da và tổ chức da

Da bao bọc cơ thể với diện tích khoảng 15.000 cm2, cơ quan nhận cảm và truyền kích thích vào hệ thống thần kinh trung ương và tiếp nhận những đáp ứng của cơ thể đối với những kích thích đó. Bấm huyệt có khả năng tăng cường quá trình hô hấp, dinh dưỡng và thải chất cặn bả của da nhờ đó giúp cho da và tổ chức dưới da nâng cao sức đề kháng, điều chỉnh và rối loạn hoặc tổn thương bệnh lý.

2 – Đối với hệ thần kinh

Mọi chức năng hoạt động sống của cơ thể điều do hệ thống thần kinh chi phối, hệ thống thần kinh bao gồm hệ thần kinh trung ương gồm có não, tủy sống.

Hệ thần kinh ngoại vi gồm các dây thần kinh nối não và tủy sống với các cơ quan khác trong cơ thể.

Hệ thần kinh thực vật chi phối hoạt động của các cơ qua nội tạng gồm có giao cảm và phối giao cảm.

Bấm huyệt có khả năng tác động đến những hoạt động cơ bản của vỏ não, ảnh hưởng đến quá trình hương phấn, ức chế, đồng thời có tác dụng điều chỉnh rõ rệt những hoạt động của hệ thần kinh thực vật, cải thiện các chức năng của nội tạng.

Nếu bấm và dây huyệt với thao tác nhanh, mạnh thì có tác dụng kích thích thần kinh, gây co cơ hoặc làm cho cơ nhão được được chắc lên. Nếu bấm dây nhẹ, chậm, gây đau êm thì lại có tác dụng an thần, giảm hưng phấn tại chỗ, làm cho gân cơ thư giản, bớt co cứng, bớt đau.

3 – Đối với hệ cơ gân khớp

Cơ thể con người có tới 600 cơ và chiếm 30 – 40 % trọng lượng toàn thân. Não và cơ có mối liên hệ hết sức mật thiết. Bất kỳ cơ nào, dù nhỏ nhất cũng không ngừng đưa về não những thông tin về trạng thái của nó và cũng thường xuyên nhận những tính hiệu đáp ứng của não.

Những sung động sinh học từ cơ đưa về não là những tác nhân kích thích hoạt động của não, làm cho não hưng phấn hoặc ức chế. Cơ càng căng, càng hoạt động, càng có nhiều xung động đưa về não.

Bấm huyệt có tác dụng làm cho các cơ bị mệt mỏi sớm được phục hồi, cơ được nuôi dưỡng tốt, phòng chống được tình trạng teo cơ, co cứng, phù nề, nâng cao khả năng lao động của cơ.

Các gân cơ bao khớp và xương có sự liên kết chặt chẽ, chung quanh bao khớp có những dây chằng giữ vững ổ khớp. Trong ổ khớp có bao hoạt dịch chứa nước nhờn để làm giảm ma sát giữa các đầu xương. Bấm huyệt có tác dụng tăng tính co giãn, hoạt động của gân, dây chằng, tác động đến quá trình tiết dịch và tuần hoàn của khớp có tác dụng chống viêm, sưng nề tại ổ khớp, tăng khả năng nuôi dưỡng và phục hồi chức năng vận động của khớp.

4 – Đối với hệ tuần hoàn và hô hấp

Hệ thống tuần hoàn và hô hấp bảo đẩm sự thay đổi vật chất giữa các tổ chức của cơ thể và môi trường bênh ngoài, cung cấp oxy cho tế bào chuyển hóa năng lượng, thải thán khí và các sản phẩm chuyển hóa khác.

Bấm huyệt có thể làm tăng tốc độ và lượng máu tuần hoàn, tăng cường quá trình trao đổi chất giữa máu và tế bào.Các tổ chức được cung cấp oxy là chất dinh dưỡng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh các rối loạn cơ năng hoặc hồi phục các tổn thương thực thể. Trong chữa bệnh, nếu biết tác động vào các huyệt vị phù hợp, có thể làm tăng hay giảm huyết áp, có thể điều chỉnh lại đến mức sinh lý.

Khi bấm huyệt trên da sẽ tác động đến các khu hô hấp, tăng cường khả năng hoạt động của phổi. Bấm huyệt có thể làm các tiểu phế quản và các phế nang giãn hoặc co lại.

Các công trình nghiên cứu cho biết, nếu tác động vào các đốt sống cổ 4, 5 sẽ gây phản xạ co phổi. Nếu tác động vào các đốt lưng 6, 7, 8 sẽ làm giãn phổi. Vì vậy, đối với từng bệnh khi chữa cần phải biết chọn vị trí và phương pháp thích hợp.

5 – Đối với hệ bạch huyết

Bạch huyết lưu thông trong một hệ thống mao mạch bạch huyết và hạch bạch huyết. Thành của những mao mạch này có tính thẩm thấu cao, có khả năng hấp thu những dung dịch keo và tạp chất. Bạch huyết lưu thông trong hạch mạch nhờ sự co rút của cơ rồi đi vào tĩnh mạch. Bấm huyệt cũng làm tăng cường lưu thông tuần hoàn bạch huyết, có thể làm tiêu giảm các hiện tượng sưng nề ứ đọng trong cơ thể. Hạch bạch huyết có ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể. Khi hạch bí sưng đau là có hiện tượng nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập cơ thể bị giữ lại ở đó, vì vậy, không nên bấm mạnh vào các hạch bạch huyết vì có thể làm lan rộng sự nhiễm trùng.

6 – Đối với hệ tiêu hóa

Bấm huyệt có tác dụng tăng cường nhu động của dạ dày, ruột, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Nếu kích thích mạnh có thể làm tăng tiết dịch, kích thích vừa hoặc nhẹ làm giảm tiết dịch.

Bấm huyệt có thể làm giảm hoặc cắt đức cơn đau vùng thượng vị, các cơn đau quặn do rối loạn tiêu hóa, do viêm tiểu trường, viêm đại trường.

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Thập Chỉ Đạo
Ngũ bộ và tam tinh trong Thập Chỉ Đạo (Phần 2)
15 Сентября 2015
Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Thập Chỉ Đạo
Serie học Thập chỉ đạo cơ bản (Phần 1)
15 Сентября 2015

Thân chào tất cả độc giả tại website KhiCongYDao.Com!

Như các bạn đã biết, môn bấm huyệt Thập Chỉ Đạo được do cố Lương y Huỳnh Thị Lịch nghiên cứu và sáng lập. Phương pháp của bà có rất nhiều nét độc đáo mà kỳ diệu. Hiệu quả cao trong một số chứng bệnh như: câm, điếc, liệt, tai biến…

Thập chỉ đạo cơ bản

Thập chỉ đạo cơ bản

Tuy nhiên qua thời gian, phương pháp Thập Chỉ Đạo ngày càng mai một và có nguy cơ thất truyền. Có nhiều lý do, nhưng nguyên nhân chính vẫn là thiếu những tài liệu nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện.

Vài năm trở lại đây, từ những năm 2010 phương pháp Thập chỉ đạo đã được một số bác sỹ, lương y, các nhà nghiên cứu khơi dậy và phát triển. Môn bấm huyệt này đã được đông đảo người dân trong và ngoài nước biết đến.

Nhằm giúp cho các bạn có thêm một nguồn tư liệu quý giá và chính xác về bộ môn. Chúng tôi tập hợp và giới thiệu tới độc giả các bài viết của tác giả Nguyễn Toàn thắng biên soạn theo bài giảng Thập Chỉ Đạo của Lương Y Hoàng Duy Tân.

Seria Học Thập Chỉ Đạo cơ bản

Seria Học Thập Chỉ Đạo cơ bản bao gồm 45 phần, lần lượt giới thiệt các nét cơ bản và nguyên lý của môn bấm huyệt Thập Chỉ Đạo. Ngoài ra seria còn bao gồm rất nhiều các phác đồ điều trị các bệnh một cách cụ thể, có các hình vẽ minh họa một cách rõ ràng.

Hy vọng với các bài học Thập Chỉ Đạo cơ bản sẽ giúp các bạn sẽ nắm được những nét cơ bản nhất về nguyên lý, tác dụng, các phác đồ của môn bấm huyệt độc đáo này.

Chúc các bạn thành công! 

Комментарии: 0 Просмотры: Группа: Thập Chỉ Đạo