Tổ y môn Bấm huyệt Thập Thủ Đạo – Lương y Huỳnh Thị Lịch
05 Января 2016 | Опубликовано в Thập Chỉ Đạo | Просмотры: | Комментарии: 0

  Lương Y Huỳnh Thị Lịch (hay còn gọi là Dì Sáu Lịch ) sinh năm 1916 . Quê quán Bà thuộc Làng Cả Mực – thuộc Tổng Bình — Cách Cũ – Ý Yên – Nam Định.

Lương y Huỳnh Thị Lịch
Lương y Huỳnh Thị Lịch

 

Dì Sáu trước kia thuộc họ Trần, dòng họ này trước kia bị mai một đi nhiều lắm, Ý Yên là một huyện nghèo thuộc Tỉnh Hà Nam Ninh, bà con bỏ đi nhiều và chết đói nhiều năm Ất Dậu. Tên thật của Cụ Lịch là Trần Kim Thanh, thân phụ tên là Trần Văn Biêu, thân mẫu tên là Nguyễn Thị Cung, nhà có 5 chị em gái, Cụ Huỳnh Thị Lịch là con thứ 3 của gia đình. Lúc sinh thời cha mẹ mất sớm, năm 11 tuổi Bà theo người làng vào ở đồn điền cao su Nam Bộ, Bà lấy chồng người Miền Nam. Chồng và 3 người con của Bà đã mất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ( 1946 – 1954 ). Cuộc đời của Bà hết sức vất vả cực nhọc, đã trải qua những giai đoạn lúc làm công nhân, khi buôn bán rong, khi đi ở cho người khác.

Khi còn ở quê hương, với tuổi thơ ấu, Lương y Huỳnh Thị Lịch đã tiếp xúc với các bậc bề trên – bên ngoại lẫn bên nội làm nghề thuốc Đông Y – Dược ở làng. Lớn lên Bà đã được học võ thuật cùng các huyệt võ ở ông Bố Nuôi – một người Miền Nam lao động trung trực. Thời kỳ ra nước ngoài, bà có điều kiện tiếp xúc với các thầy thuốc chữa bệnh theo kiểu gia truyền, thế hệ cha dạy lại thế hệ con. Đáng lưu ý là thời kỳ Bà đi ở :  chủ nhà thuê một ông thầy ngoại quốc dạy nghề chữa bệnh cho con mình, Bà Huỳnh Thị Lịch đã dùng gương phản chiếu để học lén, Việc học vụng trộm đó bị phát hiện, ông thầy thương tình truyền nghề luôn cho Bà. Đó là một ông già 97 tuổi, người Đông Hồi ( Pakistan ), nổi tiếng về Yoga và về chữa bệnh ( Phật Tổ Danasina ).

Lương y Huỳnh Thị Lịch cũng đã trải qua các giai đoạn làm y tá khoa giải phẫu, khoa phụ sản… . Bà là người phụ nữ lao động có ý chí, có nghị lực, giàu lòng vì người khác, lại có trí thông minh, tài tháo vát, tính cương nghị, và đặc biệt là Bà có trí nhớ rất tốt… Tất cả đã giúp Bà kế thừa mọi tinh hoa của nhiều thế hệ và của nhiều dân tộc, để từ đó hình thành ở Bà một phương pháp bấm huyệt hết sức độc đáo, không ở đâu trên đất nước ta có được, một phương pháp vừa mang tính Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM, vưa mang tính chất phù hợp với kiến thức y học hiện đại.

Lương y Huỳnh Thị Lịch học nghề chữa bệnh 10 năm và hành nghề đã hơn 40 năm (1960 – 2007). Bà chữa bệnh bằng những ngón tay điêu luyện, bằng nhiệt tình say mê nghề nghiệp, bằng tấm lòng nhân ái cứu giúp người bệnh, nhất là đối với trẻ em mồ côi, với người tật nguyền, với người bệnh nhân nghèo khổ.

Khối lượng bệnh nhân Lương y Huỳnh Thị Lịch đã chữa rất khổng lồ, không thể thống kê hết được, song tính tới năm 1983 đã có ngót 200 chiếc nạng và hàng chục chiếc xe đẩy lăn tay của bệnh nhân đã được chữa lành bệnh, bỏ lại nơi Bà chữa bệnh. Đó là những kỷ vật hùng hồn chứng minh hiệu quả giải thoát tật nguyền tê liệt của Bà.

Số lượng học sinh người Việt, người Hoa, người Âu được bà đào tạo nghề phải kể đến hàng trăm.

Khoa Thập Thủ Đạo của Bà Huỳnh Thị Lịch chữa rất nhiều chứng bệnh,hiệu nghiệm nhất là 6 loại bệnh : Bại liệt, động kinh, bướu cổ, câm điếc, đau cột sống, hen suyễn.

———–

Mục đích đời tôi phụng sự

Tác giả: Cố lương y Huỳnh Thị Lịch

Thiếu thời gian nan ẩn ức
Giữa lớp người khổ cực lầm than
Thiếu ăn thiếu mặc cơ hàn
Lại thêm bệnh tật đa mang thảm sầu

Mong gánh vác cơ cầu thiên hạ
Mến thương đời hết dạ ưu tư
Vì chưa sánh được mẫu từ
Lo toan chăm sóc cũng như chị hiền

May học được bí truyền thập chỉ
Biết mạng trời kế chí tổ tiên
Quyết làm cho dữ hoá hiền
Cậy nhờ mười ngón tay tiên cứu người

Chớ coi nhẹ, nụ cười nửa miệng
Không thuốc thang, xem chuyện hoang đường
Mà quên căn bản âm dương
Hoà kinh thuận khí, làm phương quân bình

Tuy không thuốc vẫn tinh y dược
Không nhâm thần, biết được bệnh đau
Biết căn do tự thuở nào
Biết những biến chuyển, khởi đầu, tiếp theo

Mạch chằng chịt đường cheo lối hố
Huyệt nhiều trăm phân bố châu thân
Nắm vững huyệt mạch, ân cần
Coi như xong, một nửa phần trị an

Người trong nước, nước ngoài khắp chỗ
Hiếm chi người, thuốc bổ, thầy chê
Nhất sinh, thập tử, ê chề
Một phen trị liệu đến về tại đây

Có những bệnh tuổi chày hãm lụn
Cuối đường đời xương sụn rã rời
Có người còn trẻ đời tươi
Mang chút bệnh ngặt, kêu trời thấu chăng?

Có đông đủ giai tầng xã hội
Bệnh nghiệp nghề vô khối dị hình
Cũng như có tật bẩm sinh.
Câm, què, bại liệt, thần kinh… thiếu gì

Kể từ thuở xuân thì thiện nguyện
Nguyện giúp đời khang thiện thân tâm
Mãi lo phục vụ âm thầm
Quên mình tuổi tác bao năm qua rồi

Ấy, mục đích đời tôi phụng sự
Làm con người, danh dự thế gian
Đồng sanh trong cõi tuần hoàn
Người tôi đứng giữa muôn ngàn người ta

Còn một khắc, lìa xa cuộc thế
Vẫn quyết tâm tìm kế cứu đời
Quyết tâm nhiệm vụ một người
Vì lợi ích vạn vạn người chung quanh…

http://khicongydao.com/to-y-mon-bam-huyet-thap-thu-dao-luong-y-huynh-thi-lich/

Giới thiệu Thập chỉ đạo
05 Января 2016 | Опубликовано в Thập Chỉ Đạo | Просмотры: | Комментарии: 0

Lời tựa Thập Chỉ Đạo

Theo đông y con người là một "tiểu thiên địa" với đầy đủ Âm Dương Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Khi tất cả những yếu tố đó vận hành trơn tru và chảy êm ái như dòng sông thì con người sẽ khỏe mạnh, ngược lại nếu bị rối loạn, tắc nghẽn sẽ sinh ra các thứ bệnh tật cho cơ thể. 

Thập chỉ đạo
Thập chỉ đạo 

 Dựa vào cơ chế đó và hiểu rõ sự vận hành lưa chuyển của dòng năng lượng trong cơ thể hay còn được biết đến với tên gọi là 10 đường Kinh Năng, phương pháp Thập Chỉ Đạo chủ yếu kích hoạt và khai thông các trung tâm năng lượng theo những đường dẫn truyền năng lượng dọc theo cơ thể theo các đầu ngón của chi, giúp lưu thông khí huyết, giảm áp lực trong cơ thể…

 Với những cử chỉ và thủ thuật tưởng như đơn giản lại mang đến cho bạn một cơ thể khoẻ mạnh, thanh lọc và cũng góp phần điều trị hiệu quả những căn bệnh tưởng chừng như không thể…

Thập Chỉ Đạo là gì?

Tên gọi THẬP THỦ ĐẠO & THẬP CHỈ ĐẠO

THẬP THỦ ĐẠO: Thập = 10, Thủ = cánh tay, Đạo = con đường & phương pháp

THẬP CHỈ ĐẠO: Thập = 10, CHỈ = ngón tay, ngón chân, Đạo = con đường & phương pháp

Trước đây bà Huỳnh Thị Lịch đặt tên cho bộ môn này là Thập Thủ Đạo, nhưng trong quá trình bấm huyệt, bà đã đổi tên là Thập Chỉ Đạo để lột tả hết tính chất, ý nghĩa và đặc thù của bộ môn

Lịch sử hình thành Thập Chỉ Đạo

Cố Lương y Huỳnh Thị Lịch, tên thật là Trần Thị Kim Thanh, sinh ngày 04/10/1914 (nhằm ngày 15 tháng 8 năm Giáp Dần) tại huyện Hành Thiện, tỉnh Nam Định

Mẹ mất sớm năm 11 tuổi đã theo người làng vào đồn điền cao su Quảng Lợi, Nam Bộ,Sau đó, bà đã sống một cuộc đời hết sức vất vả của một người đi ở đợ, buôn thúng bán bưng, làm tôi tớ đi hầu hạ người khác. Bà được môt người đàn ông ở lò võ Bình Định cưu mang và nhận làm con nuôi. Từ đó, bà được ông dạy cho một số huyệt đạo về môn võ này.

Rồi bà lấy chồng là liệt sỹ Trần Văn Hải. Sinh được 3 người con, 1 gái và 2 trai,Cô con gái 13 tuổi đã bị bọn Tây bắt cóc đem ra cánh đồng cưỡng hiếp, rồi chúng giết cô bé.

Nỗi đau chưa nguôi, thì 2 người con trai nhỏ xíu đã chết trên tay bà. Đợt đó, bọn địch tổ chức càn quét vào Đồng Tháp Mười. Bà bế 2 con cùng các chiến sĩ du kích trốn ra cánh đồng, lặn ngụp bờ sông.
Khi bọn địch càn qua, hai cậu con kêu khóc, sợ địch phát hiện thì nhiều người mất mạng, bà đành bóp mũi con lặn xuống sông. Khi bọn địch đi qua, trồi lên mặt nước, thì 2 cậu con đã tắt thở

Thời gian trôi qua, bà được một người chủ đồn điền cao su của người Pháp mang về nuôi, đưa sang Pháp để làm người ở cho gia đình họ

Bà có thời gian được sống tại Pháp, Nhật, Pakistan, Trung Quốc Tại Đông Hồi của Pakistan (Ấn Độ), bà gặp một người và nhận ông là cha nuôi, ông truyền dạy cho bà về các huyệt đạo, kết hợp với những gì bà đã học hỏi và nghiên cứu được qua quá trình đi chu du các nước (các huyệt đạo của Ấn Độ, môn võ Bình Định, kinh mạch của Trung Quốc).

Vào khoảng đầu những năm 1950, bà đã phát minh ra phương pháp bấm huyệt Thập Chỉ Đạo gồm 10 đường kinh tam tinh ngũ bội và 167 huyệt đạo, nhưng bà chỉ mới công bố 151 huyệt, còn lại 16 huyệt vẫn chưa được công bố.

Thập Chỉ Đạo đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn của y học các nơi đã tạo ra cách bấm huyệt tài tình đó. Bà đã sử dụng một số từ Hán cổ như: Chí Cao, Cao Thống, Trung Nhĩ. Chính vì vậy, phương pháp này chịu ảnh hưởng của nền y học Đông Phương, nhưng có một số huyệt mang âm của Ấn Độ như Tinh Ngheo, Khư Nai, Khư Hợp.

Bà đã tiếp nhận và đã thừa kế cho 12 khoá học (10 khoá cho Y Học Dân Tộc các tỉnh, 1 khoá cho bệnh viên 175- Bộ Quốc Phòng, 1 khoá cho bệnh viện 30.4- Bộ Nội Vụ).

Với gần 50 năm bấm huyệt cứu người, bà đã trị cho hơn triệu lượt người với đủ loại bệnh như xương khớp, câm, điếc, tai biến mạch máu não và những bệnh nan y mà Tây y không chữa được.

Bà tạ thế ngày 19/01/2007 tức ngày 02 Tháng Chạp năm Đinh Hợi, hưởng thọ 93 tuổi, để lại nhiều tiếc thương cho bệnh nhân cũng như những người muốn nghiên cứu về bộ môn bấm huyệt Thập chỉ đạo độc đáo này.                         

Người thừa kế - NGUYỄN TAM KHA
Nguồn: Thapchidao.com 
Tác dụng của bấm huyệt Thập Chỉ Đạo
05 Января 2016 | Опубликовано в Thập Chỉ Đạo | Просмотры: | Комментарии: 0

Bấm huyệt Theo Y học hiện đại

Huyệt là những điểm mà kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy ở đó tập trung nhiều mạch máu và đặt biệt là nhiều dây, nhánh và thụ cảm thần kinh. Hệ thống thần kinh – thể dịch của cơ thể tiếp nhận nhựng kích thích, đồng thời huy động toàn cơ thể đáp ứng lại các kích thích bằng 3 loại phản xạ: Tại chỗ, tiết đoạn và Toàn thân. Khi bấm huyệt, các đáp ứng của cơ thể dưới sự điều khiển của hệ thống thần kinh – thể dịch điều nhằm nâng cao khả năng tự bảo vệ, điều hòa các rối loạn bệnh lý.

Bấm huyệt theo Đông y

Đông y cho rằng Tạng phủ, Kinh lạc là cơ sở cho hệ thống hoạt động của cơ thể con người, nhất là hệ thống kinh lạc. Hệ kinh lạc là hệ thống các đường ngang, dọc, phân bố chằng chịt khắp cơ thể, bênh trong vào đến tạng phủ, bênh ngoài ra đến cơ, da. 

Bấm huyệt thập chỉ đạo
             Bấm huyệt Thập chỉ đạo đối với sức khỏe

 Nhờ có hệ kinh lạc, khí huyết được tuần hoàn để nuôi dưỡng tạng phủ và các bộ phận khác của cơ thể, điều hòa dưỡng âm, làm cho cơ thể trở thành một khối thống nhất, thích ứng với thiên nhiên, chống lại các quá trình phát sinh, phát triển của bệnh tật.

 Khi cơ thể bị suy giảm khả năng tự bảo vệ do chính những rối loạn bệnh lý từ bênh trong cơ thể hoặc do các tác nhân gây bệnh từ bênh ngoài. Lúc đó, sự tuần hoàn của khí huyết trong kinh lạc bị ngăn trở dẫn đến các rối loạn hoạt động của các tạng phủ, mất thăng bằng âm dương, rối loạn sinh lý của cơ thể.

Một cơ quan, tạng phủ bênh trong, khi có sự thay đổi khác thường thì các mạch máu chi phối nội tạng đó sẽ căng lên, biểu hiện lên ở phần da có quan hệ với nội tạng đó và nếu ấn vào đó sẽ thấy đau, đó là hiện tượng phản xạ của nội tạng lên mặt da (gọi tắt là phản xạ Nội tạng - da). Đối với các nhà nghiên cứu, chỗ phản xạ của nội tạng lên mặt da, đó là các điểm ‘dễ dẫn’. Các điểm này, về vị trí, rất giống các huyệt đạo trong châm cứu. Ngược lại, khi tác động lên một số vùng da, những tác động đó có thể dẫn truyền và tạo phản ứng kích thích đối với cơ quan, tạng phủ tương ứng bên trong, hiện tượng này được gọi là phản xạ ‘ Da – Nội tạng ‘. Nhờ những phản xạ này, thầy thuốc có thể phát hiện và thông qua sự kích thích thích hợp, có thể điều chỉnh được những rối loạn bệnh lý tương ứng.

Điều trị bằng bấm huyệt, qua những tác động hợp lý trực tiếp vào huyệt, giúp cho cơ thể làm lưu thông hệ kinh lạc, lập lại sự tuần hoàn của khính huyết, điều hòa các rối loạn chức năng của tạng phủ, phục hồi trạng thái mất quân bình sinh lý, con người sẽ khỏe mạnh.

Để nghiên cứu sâu hơn về huyệt đạo, gần đây, các nhà khoa học đã sữ dụng một thiết bị được gọi là ‘Máy ghi lại nhiệt độ cơ thể’ thiết bị này có thể ghi lại một cách kỹ càng sự thay đổi nhiệt độ trên mặt da, qua đó có thể xác định tác dụng của liệu pháp huyệt đạo.

Dùng máy hình ghi lại nhiệt độ cơ thể để quan sát, có thể thấy nhiệt độ ở những vị trí mà từ xưa đến nay gọi là huyệt vị, thường ở trạng thái tương đối cao. Đó là tình hình ở những người khỏe mạnh. Người có nội tạng khác thường, sự chênh lệch nhiệt độ ở những vị trí này không rõ ràng lắm. Khi châm cứu hoặc bấm vào huyết vị, nhiệt độ ở mặt da lập tức tăng lên, điều này chứng tỏ sự căng của thần kinh giao cảm bị kiềm chế.

Tác dụng của bấm huyệt đối với các cơ quan trong cơ thể có thể tóm tắt như sau:

Bấm huyệt Thập chỉ đạo đối với da và tổ chức da

Da bao bọc cơ thể với diện tích khoảng 15.000 cm2, cơ quan nhận cảm và truyền kích thích vào hệ thống thần kinh trung ương và tiếp nhận những đáp ứng của cơ thể đối với những kích thích đó. Bấm huyệt có khả năng tăng cường quá trình hô hấp, dinh dưỡng và thải chất cặn bả của da nhờ đó giúp cho da và tổ chức dưới da nâng cao sức đề kháng, điều chỉnh và rối loạn hoặc tổn thương bệnh lý.

Bấm huyệt Thập chỉ đạo đối với hệ thần kinh

Mọi chức năng hoạt động sống của cơ thể điều do hệ thống thần kinh chi phối, hệ thống thần kinh bao gồm hệ thần kinh trung ương gồm có não, tủy sống.

Hệ thần kinh ngoại vi gồm các dây thần kinh nối não và tủy sống với các cơ quan khác trong cơ thể.

Hệ thần kinh thực vật chi phối hoạt động của các cơ qua nội tạng gồm có giao cảm và phối giao cảm.

Bấm huyệt có khả năng tác động đến những hoạt động cơ bản của vỏ não, ảnh hưởng đến quá trình hương phấn, ức chế, đồng thời có tác dụng điều chỉnh rõ rệt những hoạt động của hệ thần kinh thực vật, cải thiện các chức năng của nội tạng.

Nếu bấm và dây huyệt với thao tác nhanh, mạnh thì có tác dụng kích thích thần kinh, gây co cơ hoặc làm cho cơ nhão được được chắc lên. Nếu bấm dây nhẹ, chậm, gây đau êm thì lại có tác dụng an thần, giảm hưng phấn tại chỗ, làm cho gân cơ thư giản, bớt co cứng, bớt đau.

Bấm huyệt Thập chỉ đạo đối với hệ cơ gân khớp

Cơ thể con người có tới 600 cơ và chiếm 30 – 40 % trọng lượng toàn thân. Não và cơ có mối liên hệ hết sức mật thiết. Bất kỳ cơ nào, dù nhỏ nhất cũng không ngừng đưa về não những thông tin về trạng thái của nó và cũng thường xuyên nhận những tính hiệu đáp ứng của não.

Những sung động sinh học từ cơ đưa về não là những tác nhân kích thích hoạt động của não, làm cho não hưng phấn hoặc ức chế. Cơ càng căng, càng hoạt động, càng có nhiều xung động đưa về não.

Bấm huyệt có tác dụng làm cho các cơ bị mệt mỏi sớm được phục hồi, cơ được nuôi dưỡng tốt, phòng chống được tình trạng teo cơ, co cứng, phù nề, nâng cao khả năng lao động của cơ.

Các gân cơ bao khớp và xương có sự liên kết chặt chẽ, chung quanh bao khớp có những dây chằng giữ vững ổ khớp. Trong ổ khớp có bao hoạt dịch chứa nước nhờn để làm giảm ma sát giữa các đầu xương. Bấm huyệt có tác dụng tăng tính co giãn, hoạt động của gân, dây chằng, tác động đến quá trình tiết dịch và tuần hoàn của khớp có tác dụng chống viêm, sưng nề tại ổ khớp, tăng khả năng nuôi dưỡng và phục hồi chức năng vận động của khớp.

Bấm huyệt Thập chỉ đạo đối với hệ tuần hoàn và hô hấp

Hệ thống tuần hoàn và hô hấp bảo đảm sự thay đổi vật chất giữa các tổ chức của cơ thể và môi trường bênh ngoài, cung cấp oxy cho tế bào chuyển hóa năng lượng, thải thán khí và các sản phẩm chuyển hóa khác.

Bấm huyệt có thể làm tăng tốc độ và lượng máu tuần hoàn, tăng cường quá trình trao đổi chất giữa máu và tế bào.Các tổ chức được cung cấp oxy là chất dinh dưỡng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh các rối loạn cơ năng hoặc hồi phục các tổn thương thực thể. Trong chữa bệnh, nếu biết tác động vào các huyệt vị phù hợp, có thể làm tăng hay giảm huyết áp, có thể điều chỉnh lại đến mức sinh lý.

Khi bấm huyệt trên da sẽ tác động đến các khu hô hấp, tăng cường khả năng hoạt động của phổi. Bấm huyệt có thể làm các tiểu phế quản và các phế nang giãn hoặc co lại.

Các công trình nghiên cứu cho biết, nếu tác động vào các đốt sống cổ 4, 5 sẽ gây phản xạ co phổi. Nếu tác động vào các đốt lưng 6, 7, 8 sẽ làm giãn phổi. Vì vậy, đối với từng bệnh khi chữa cần phải biết chọn vị trí và phương pháp thích hợp.

Bấm huyệt Thập chỉ đạo đối với hệ bạch huyết

Bạch huyết lưu thông trong một hệ thống mao mạch bạch huyết và hạch bạch huyết. Thành của những mao mạch này có tính thẩm thấu cao, có khả năng hấp thu những dung dịch keo và tạp chất. Bạch huyết lưu thông trong hạch mạch nhờ sự co rút của cơ rồi đi vào tĩnh mạch. Bấm huyệt cũng làm tăng cường lưu thông tuần hoàn bạch huyết, có thể làm tiêu giảm các hiện tượng sưng nề ứ đọng trong cơ thể. Hạch bạch huyết có ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể. Khi hạch bí sưng đau là có hiện tượng nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập cơ thể bị giữ lại ở đó, vì vậy, không nên bấm mạnh vào các hạch bạch huyết vì có thể làm lan rộng sự nhiễm trùng.

Bấm huyệt Thập chỉ đạo đối với hệ tiêu hóa

Bấm huyệt có tác dụng tăng cường nhu động của dạ dày, ruột, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Nếu kích thích mạnh có thể làm tăng tiết dịch, kích thích vừa hoặc nhẹ làm giảm tiết dịch.

Bấm huyệt có thể làm giảm hoặc cắt đức cơn đau vùng thượng vị, các cơn đau quặn do rối loạn tiêu hóa, do viêm tiểu trường, viêm đại trường.

Nguồn: Trích Sách Thập Chỉ Đạo - Lương y Hoàng Duy Tân
Thập Chỉ Đạo
10 Ноября 2015 | Опубликовано в Thập Chỉ Đạo | Просмотры: | Комментарии: 0




Thập Chỉ Đạo

ТХАП ЧИ ДАО
10 Ноября 2015 | Опубликовано в Thập Chỉ Đạo | Просмотры: | Комментарии: 0




ТХАП ЧИ ДАО